Nhân viên xuất nhập khẩu cần có nguyên tắc gì nếu muốn thành công trong quá trình làm việc?

Việc làm ngành xuất nhập khẩu đang khá hot hiện nay, cho dù nhân viên xuất nhập khẩu có công việc và trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào công ty và ngành nghề kinh doanh nhưng phải thừa nhận rằng đây là công việc không dễ dàng. Để có cơ hội thăng tiến trong nghề xuất nhập khẩu – logistics, bạn cần ghi nhớ và trang bị cho mình các kỹ năng quan trọng được Joboko.com tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

Dưới đây là 7 kỹ năng quan trọng của một quản lý xuất nhập khẩu, cũng là hành trang không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực này. 

Nguyên tắc làm việc thành công của nhân viên xuất nhập khẩu

1. Suy nghĩ và chuẩn bị trước

Để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu, khả năng đưa ra dự đoán chính xác về nhu cầu của công ty cũng như kết quả hành động ở bất cứ khâu nào trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Kỹ năng này cho phép bạn hành động nhanh chóng, nhìn thấy những rủi ro tiềm ẩn và xây dựng kế hoạch dự phòng cho các sự cố phát sinh hoặc không. Luôn suy nghĩ và lên kế hoạch từ trước, giống như người xưa vẫn nói: “Cẩn tắc vô áy náy.”

2. Kỹ năng số học và phân tích

Một quản lý xuất nhập khẩu không nhất thiết phải tốt nghiệp ngành Toán học hay Thống kê nhưng đây sẽ là một điểm cộng. Nếu bạn biết cách đọc hiểu và phân tích dữ liệu, đưa ra diễn giải hữu ích cho công ty, sự nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu của bạn chắc chắn sẽ tiến xa. 

3. Kiến thức ngành phong phú

Khi đăng tin tuyển dụng tìm việc làm mới, nhà tuyển dụng thường yêu cầu kiến thức của ứng viên. Nhân viên xuất nhập khẩu cần trang bị cho mình thông tin về sự kiện và xu hướng mới nhất về chuỗi cung ứng. Nền tảng kiến thức tốt cho một quản lý xuất nhập khẩu là cách tính toán cước phí vận chuyển và hiểu rõ lô hàng được xác định ra sao. Loại hàng hóa sẽ quyết định mức phí LTL (viết tắt của Less than truckload – vận chuyển hàng hóa từ nhiều khách khách nhau trên một container). 

Vì logistics là ngành đang có tốc độ phát triển cao, nếu muốn trở thành quản lý xuất nhập khẩu, bạn cần phải đảm bảo chuỗi cung ứng của công ty hoạt động theo cách hiệu quả nhất. Dành thời gian nghiên cứu quy trình của các công ty khác và tiêu chuẩn thực hành chuỗi cung ứng tốt nhất của họ. 

4. Làm việc nhóm

Teamwork, làm việc nhóm luôn là kỹ năng bắt buộc đối với mọi công việc, ngành nghề. Để tiến xa trong nghề, nhân viên xuất nhập khẩu phải biết rằng đằng sau thành công của mọi khâu trong chuỗi cung ứng đều là nỗ lực của tập thể. Để dẫn dắt nhóm hiệu quả, ngoài việc phân công nhiệm vụ hợp lý, thấu đáo, bạn còn cần phải chú ý đến nỗ lực của nhóm và học cách khen ngợi sự cố gắng của các thành viên trong nhóm. Khi làm việc với các team khác hoặc bộ phận nhân viên giao hàng khác trong chuỗi cung ứng, đối xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng và chuyên nghiệp. 

Nguyên tắc làm việc thành công của nhân viên xuất nhập khẩu

5. Cẩn thận

Chuỗi cung ứng có nhiều cấp độ và thành phần, do đó quản lý xuất nhập khẩu có nhiều trách nhiệm khác nhau. Giống như hầu hết công việc khác (ngay cả bên ngoài ngành logistics), khả năng tổ chức tốt và chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong từng nhiệm vụ là điều cần thiết. Là quản lý logistics, bạn nên sử dụng một hệ thống khiến bạn dễ dàng xem xét và kiểm tra mọi thứ nhanh và hiệu quả nhất. 

6. Ra quyết định 

Quản lý xuất nhập khẩu phải có khả năng ra quyết định chính xác và hành động nhanh. Mặc dù luôn có những tình huống bất ngờ xảy ra trong chuỗi cung ứng nhưng chuẩn bị tốt nhất có thể sẽ hỗ trợ bạn ra quyết định tốt hơn. Nếu bạn nghĩ mình không phải người quyết đoán thì cũng đừng quá băn khoăn, kỹ năng này cũng như các kỹ năng mềm nói trên đều có thể rèn luyện và mài dũa trong quá trình bạn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 

7. Thích nghi

“Thứ duy nhất không thay đổi là sự thay đổi” – đây là câu nói nổi tiếng của nhà triết học người Hi Lạp Heraclitus có liên quan đến nghề logistics. Bất kể bạn hoàn thành kế hoạch, chuẩn bị giấy tờ và hoàn thành tất cả thông tin giao dịch sớm thế nào, những điều bất ngờ dường như luôn tìm cách để xuất hiện. Vấn đề và sự thay đổi vào phút cuối gần như không thể tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày của quản lý xuất nhập khẩu, vì thế hãy luôn sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi và đưa ra các điều chỉnh cần thiết. 

Theo Joboko.com

About Le

Chỉ hướng dẫn những thủ thuật mình tự làm được...
Đăng ký
Nhận thông báo khi
guest
0 Comments